­

Latest Post

1. Không để danh thiếp trong túi quần hoặc nhận chúng bằng một tay.
Người Nhật luôn tự hào với công việc của họ và danh thiếp chính là biểu tượng cho sự tự hào đó, khi nhận danh thiếp từ một ai đó bạn hãy nhận bằng cả 2 tay ngón tay đặt trên các cạnh của thẻ sau đó đặt chúng một cách cẩn thận trong ví hoặc một nơi an toàn để tỏ lòng tôn trọng. Tuyệt đối đừng cho danh thiếp thẳng vào túi quần của bạn.

2. Không bắt tay khi bạn gặp một ai đó
Đa số người Nhật đều biết rằng thói quen bắt tay gặp gỡ của người phương tây, tuy nhiên biết là một chuyện, chấp nhận lại là chuyện khác, người Nhật cho rằng việc bắt tay khá ngớ ngẩn và không lịch sự. Thay vào việc bắt tay hãy cúi chào một góc khoảng 90 độ khi gặp người mới nếu bạn muốn tỏ rõ sự lịch thiệp và tôn trọng người đối diện. Nếu bạn gặp một người lớn tuổi hoặc có địa vị cao thì một sự cúi người sâu sẽ là sự phù hợp nhất.
3. Không đi giày vào trong nhà, các văn phòng
Nếu bạn không muốn bị đánh giá là một người thiếu tôn trọng thì đừng mang giày hoặc dép bước vào nhà, hãy cởi bỏ giày, dép để trước cửa và bạn sẽ được dành cho một đôi dép riêng đi trong nhà; nếu không, đi vớ hoặc chân trần là những lựa chọn thích hợp.
4. Đối với một người mới quen, không nên gọi thẳng tên
Những người quen biết, thân thiết người Nhật thường gọi tên kèm theo hậu tố  ví dụ như một người bạn, đồng nghiệp, hay một người mới quen là thay vì gọi tên thì hãy gọi riêng họ kèm hậu tố "san".Đối với người nhỏ tuổi hơn mình thì tùy theo giới tính mà từ đi kèm sẽ thay đổi, với cậu bé là "kun" và cô gái là "chan". Giáo viên hoặc người bề trên nên được gọi là "Sensei". Nếu bạn đang nói chuyện với người có địa vị lớn hoặc quan trọng bạn có thể sử dụng hậu tố "sama" để biểu thị sự tôn trọng.
5. Đừng ngại húp mì trong khi ăn uống
Nếu ở các nước phương tây ăn uống ồn ào được coi là hành động bất lịch sự thì ở Nhật việc ăn uống phát ra tiếng cho thấy bạn thưởng thức món ăn rất ngon lành và thích thú. Nếu ăn ở nhà hàng, quán ăn, điều này sẽ được các đầu bếp ghi nhận như một lời khen dành cho món họ nấu, cũng như khiến những người xung quanh cảm giác vui vẻ, thoải mái. Do đó, đừng ngại việc húp một bát mì ramen hay udon, thậm chí húp thành tiếng lại càng tốt.

6. Không uống nước từ đài phun gần những ngôi đền
Ở Nhật Bản, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những đài phun nước ở cạnh những ngôi đền. Chúng được dùng để làm sạch tay và miệng của người đến tham quan vì vậy hẳn nhiên bạn đừng sử dụng chúng như một loại nước uống. Trước khi bước vào mảnh đất linh thiêng, bạn nên dùng nước từ những đài phun này để rửa sạch tay, súc miệng và nhổ nó đúng khu vực quy định.

7. Không nên bước vào phòng tắm công cộng/ suối nước nóng với hình xăm
Bạn sẽ khiến mọi người ở đây ngạc nhiên khi bước vào những phòng tắm công cộng tại Nhật Bản với những hình săm trên cơ thể. Đối với người Nhật, hình xăm có thể được xem như một sự bất kính, hoặc thậm chí họ sẽ xem như bạn có sự liên hệ với các băng đảng xã hội đen...Tuy sự kỳ thị này đang dần thay đổi trong các thành phố lớn, nhưng hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi bước vào những phòng tắm công cộng nếu bạn đang mang trên mình một vài hình xăm.
8. Không đưa tiền boa
Nếu bạn boa tiền cho một ai đó ở Nhật họ sẽ cảm thấy bối rối và không biết làm gì với chúng. Đôi khi việc vô tình đưa tiền boa sẽ dẫn đến một vài phiền phức không đáng có. Nhân viên nhận tiền boa sẽ cảm thấy có lỗi vì có vẻ như họ đã không làm tốt nhiệm vụ, một vài người còn cho đó là việc làm mất phẩm giá của chính họ. Khi không ai bận tâm về tiền bo, không khí sẽ trở nên thoải mái hơn rất nhiều. Bạn trả tiền cho đồ ăn của bạn, và người hầu bàn nhận được khoản lương đúng với những gì họ phải và đã làm. Vì vậy đừng sử dụng tiền bo tại Nhật Bản.
9. Không giữ cửa mở cho người khác
Người Nhật không có thói quen giữ cửa mở cho ai khác thậm chí ngay cả khi đi xe taxi bạn cũng phải tự mở cửa. Vì vậy một người Nhật cũng có thể vô cùng ngạc nhiên khi bạn giữ cửa mở cho họ.

Những Lễ hội Mùa Xuân tại Nhật Bản

Mùa xuân Nhật Bản bắt đầu từ những ngày đầu của tháng Ba (khi những cây mận đầu tiên ra hoa) cho đến những ngày cuối tháng Năm (khi những bông hoa anh đào cuối cùng rơi xuống ở phía bắc Nhật Bản). Đây được xem là khoảng thời gian thiên nhiên tái sinh và người dân làm lễ kỷ niệm trên khắp đất nước là thời gian để du lịch Nhật Bản tìm hiểu về nét văn hóa Nhật.
Khi mùa xuân đến báo hiệu các bông hoa được khoác trên mình bộ cánh cầu vồng tuyệt đẹp với nhiều màu sắc và hình dạng. Nhiều lễ hội hoa được tổ chức ở khắp nơi với sự phong phú và đa dạng của hoa trà, hoa diên vĩ, hoa sen và cây mù tạt....


Ảnh: Hoa anh đào Nhật Bản khoe sắc khi xuân về

Một số Lễ hội và Sự kiện diễn ra vào mùa Xuân trên đất nước Nhật Bản:

Ngày 1-14 tháng 3Nghi lễ Omizutori hay còn gọi là Lễ hội Lấy nước ở Chùa Todaiji, Nara. Một nghi thức long trọng được thực hiện trong ánh sáng bập bùng của ngọn đuốc đang bốc cháy vào đêm 12.
Ngày 3 tháng 3Lễ hội Hinamatsuri hay còn gọi Lễ hội Búp bê trên khắp cả nước. Lễ hội được tổ chức tại nhà để các bé gái trang trí và trưng bày búp bê đồ chơi.
Ngày 15 tháng 3Lễ hội Otaue của Đền Kasuga ở Nara biểu diễn điệu nhảy cổ điển 1.000 năm.
Giữa tháng 3 (15 ngày)Thi đấu Sumo lần 2 ở Osaka





Ảnh: Thi đấu võ Sumo
Ngày 1-30 tháng 4Miyako Odori hay còn gọi là Điệu nhảy mùa xuân ở Kyoto. Điệu múa Nhật Bản này được trình diễn bởi các vũ công là “Maiko”.
Ngày 8 tháng 4Lễ hội Hana hay còn gọi Lễ hội Hoa được tổ chức trong tất cả các ngôi chùa Phật giáo nhằm tuởng niệm ngày sinh của Phật Tổ.
Ngày 14-15 tháng 4Lễ hội Takayama của Đền Hie ở Takayama với những cổ xe rước được trang hoàng rực rỡ diễu hành qua các con phố.
Ngày 16-17 tháng 4Lễ hội Yayoi của Đền Futarasan ở Nikko nổi bật với những đền thờ di động được trang hoàng lộng lẫy.
Ngày 3-4 tháng 5Lễ hội Hakata Dontaku ở Fukuoka với cuộc diễu hành của các vị thần huyền thoại trên lưng ngựa.
Ngày 3-5 tháng 5Lễ hội Thả diều ở Hamamatsu. Đối thủ sẽ thả những con diều rất lớn và cố gắng cắt dây diều của đối thủ.
Ngày 5 tháng 5Ngày Thiếu nhi trên toàn quốc. Nổi tiếng với hàng loạt lồng đèn cá chép đủ màu sác phất phới trong gió.
Ngày 11 tháng 5: Đánh bắt cá bằng chim cốc trên Sông Nagara, Gifu (cho đến 15/10).
Ngày 15 tháng 5Lễ hội Aoi hay còn gọi là Lễ hội Hollyhock ở Kyoto nổi tiếng với đám rước lộng lẫy. 


Ảnh: Đám rước lộng lẫy trong Lễ hội Hollyhock ở Kyoto
Giữa tháng 5 (15 ngày)Thi đấu Sumo lần 3 ở Tokyo.
Giữa tháng 5Lễ hội Kanda của Đền Kanda Myojin ở Tokyo (được tổ chức vào các năm lẻ). Rất nhiều đền thờ di động Mikoshi tham gia cuộc diễu hành.
Ngày 17-18 tháng 5Lễ hội lớn của Đền Toshogu ở Nikko nổi bật với cuộc diễu hành đầy ngoạn mục của hơn 1.000 người đàn ông mặc áo giáp như các chiến binh.
Chủ nhật tuần thứ 3 của tháng 5Lễ hội Mifune trên sông Oi ở Kyoto đặc biệt với đoàn diễu hành thuyền cổ.
Thứ sáu, thứ bảy và Chủ nhật thứ 3 tháng 5Lễ hội Sanja Matsuri của Chùa Asakusa Kannon là cuộc diễu hành của 3 đền thờ di động lớn với hơn 100 đền nhỏ hơn.



Lễ hội Tanabata – Lễ hội Ngưu Lang Chức Nữ ở Nhật Bản là một trong những lễ hội lớn trong năm tại Nhật. Được tổ chức vào ngày 7/7 hàng năm, Tanabata cũng bắt nguồn từ truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ ở các nước Phương Đông.

Theo truyền thuyết Trung Hoa, trong ngày này, hai ngôi sao Ngưu Lang và Chức Nữ ở hai đầu của dải Ngân Hà sẽ được trùng phùng.



Truyện kể lại rằng, Ngọc Hoàng Thượng Đế có một người con gái được Người rất yêu chiều tên là Orihime (đại diện bởi sao Chức Nữ, ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Thiên Cầm) chuyên dệt lụa. Một ngày kia, khi nhìn thấy một gã chăn bò rất đẹp trai tên là Hikoboshi (đại diện bởi sao Ngưu Lang, ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Thiên Ưng) đi ngang qua, nàng đem lòng si mê gã điên cuồng. Cha nàng bèn gả nàng cho chàng trai chăn bò. Hai người quá say mê nhau nên suốt ngày chỉ rong chơi và chẳng chịu làm gì cả, người con gái bỏ quên cả khung cửi còn con bò của chàng trai thì lang thang khắp nơi ở trên trời.



Các vị thần rất bất bình và bắt phạt họ phải sống tận hai đầu của dòng sông Ngân. Mỗi năm một lần, họ chỉ được phép gặp nhau vào ngày bảy tháng bảy hàng năm, cho bầu trời trở nên quang đãng. Nếu trời mưa, thì có nghĩa là dòng sông trên bầu trời dâng nước quá cao và những con chim không thể cùng nhau bắc cầu cho chàng trai và cô gái gặp nhau được.




Vào Lễ hội Tanabata, thật đặc biệt người dân Nhật Bản trồng trước cổng những cành trúc hoặc tre tươi, trang trí bằng những dải giấy ngũ sắc hình chữ nhật và viết ước nguyện của mình trên đó, thành tâm cầu nguyện, mong nó sẽ trở thành sự thật. Sau khi lễ hội kết thúc cây tre và đồ trang trí thường được đưa lên thuyền trôi nổi trên mặt sông hoặc là đốt đi. Nhiều đôi lứa đang yêu cũng tới các đền thờ Thần đạo Shinto (Jinja) để cầu nguyện, mong tìm thấy ý trung nhân.




Ngoài ra, khi bạn đi du lịch Nhật Bản vào đúng dịp này bạn sẽ thấy các cô gái Nhật mặc áo Yukata đi chơi hội cùng bạn bè và đến thăm đền thờ thần Shinto. Những đôi lứa đến để cầu nguyện được bên nhau trọn đời, còn những người độc thân cũng đến để cầu mong tìm thấy trung nhân cho mình.




lễ hội ngưu lang chức nữ tại Nhật Bản

Đặc biệt hơn nữa là trên khắp các tuyến phố hay những con đường đến Đền thờ Shinto sẽ được chăng đèn hoa rực rỡ, trên những cành trúc tươi là những chùm giấy ngũ sắc được trang trí rực rỡ sắc màu, tạo thành những vòm cung sặc sỡ. Thật ý nghĩa đúng không nào.

Author Name

{facebook#https://facebook.com/} {twitter#https://twitter.com/} {google#https://google.com/} {pinterest#https://pinteres.com/} {youtube#https://youtube.com/} {instagram#https://instagram.com/}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.