­

tháng 6 2018

1. Không để danh thiếp trong túi quần hoặc nhận chúng bằng một tay.
Người Nhật luôn tự hào với công việc của họ và danh thiếp chính là biểu tượng cho sự tự hào đó, khi nhận danh thiếp từ một ai đó bạn hãy nhận bằng cả 2 tay ngón tay đặt trên các cạnh của thẻ sau đó đặt chúng một cách cẩn thận trong ví hoặc một nơi an toàn để tỏ lòng tôn trọng. Tuyệt đối đừng cho danh thiếp thẳng vào túi quần của bạn.

2. Không bắt tay khi bạn gặp một ai đó
Đa số người Nhật đều biết rằng thói quen bắt tay gặp gỡ của người phương tây, tuy nhiên biết là một chuyện, chấp nhận lại là chuyện khác, người Nhật cho rằng việc bắt tay khá ngớ ngẩn và không lịch sự. Thay vào việc bắt tay hãy cúi chào một góc khoảng 90 độ khi gặp người mới nếu bạn muốn tỏ rõ sự lịch thiệp và tôn trọng người đối diện. Nếu bạn gặp một người lớn tuổi hoặc có địa vị cao thì một sự cúi người sâu sẽ là sự phù hợp nhất.
3. Không đi giày vào trong nhà, các văn phòng
Nếu bạn không muốn bị đánh giá là một người thiếu tôn trọng thì đừng mang giày hoặc dép bước vào nhà, hãy cởi bỏ giày, dép để trước cửa và bạn sẽ được dành cho một đôi dép riêng đi trong nhà; nếu không, đi vớ hoặc chân trần là những lựa chọn thích hợp.
4. Đối với một người mới quen, không nên gọi thẳng tên
Những người quen biết, thân thiết người Nhật thường gọi tên kèm theo hậu tố  ví dụ như một người bạn, đồng nghiệp, hay một người mới quen là thay vì gọi tên thì hãy gọi riêng họ kèm hậu tố "san".Đối với người nhỏ tuổi hơn mình thì tùy theo giới tính mà từ đi kèm sẽ thay đổi, với cậu bé là "kun" và cô gái là "chan". Giáo viên hoặc người bề trên nên được gọi là "Sensei". Nếu bạn đang nói chuyện với người có địa vị lớn hoặc quan trọng bạn có thể sử dụng hậu tố "sama" để biểu thị sự tôn trọng.
5. Đừng ngại húp mì trong khi ăn uống
Nếu ở các nước phương tây ăn uống ồn ào được coi là hành động bất lịch sự thì ở Nhật việc ăn uống phát ra tiếng cho thấy bạn thưởng thức món ăn rất ngon lành và thích thú. Nếu ăn ở nhà hàng, quán ăn, điều này sẽ được các đầu bếp ghi nhận như một lời khen dành cho món họ nấu, cũng như khiến những người xung quanh cảm giác vui vẻ, thoải mái. Do đó, đừng ngại việc húp một bát mì ramen hay udon, thậm chí húp thành tiếng lại càng tốt.

6. Không uống nước từ đài phun gần những ngôi đền
Ở Nhật Bản, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những đài phun nước ở cạnh những ngôi đền. Chúng được dùng để làm sạch tay và miệng của người đến tham quan vì vậy hẳn nhiên bạn đừng sử dụng chúng như một loại nước uống. Trước khi bước vào mảnh đất linh thiêng, bạn nên dùng nước từ những đài phun này để rửa sạch tay, súc miệng và nhổ nó đúng khu vực quy định.

7. Không nên bước vào phòng tắm công cộng/ suối nước nóng với hình xăm
Bạn sẽ khiến mọi người ở đây ngạc nhiên khi bước vào những phòng tắm công cộng tại Nhật Bản với những hình săm trên cơ thể. Đối với người Nhật, hình xăm có thể được xem như một sự bất kính, hoặc thậm chí họ sẽ xem như bạn có sự liên hệ với các băng đảng xã hội đen...Tuy sự kỳ thị này đang dần thay đổi trong các thành phố lớn, nhưng hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi bước vào những phòng tắm công cộng nếu bạn đang mang trên mình một vài hình xăm.
8. Không đưa tiền boa
Nếu bạn boa tiền cho một ai đó ở Nhật họ sẽ cảm thấy bối rối và không biết làm gì với chúng. Đôi khi việc vô tình đưa tiền boa sẽ dẫn đến một vài phiền phức không đáng có. Nhân viên nhận tiền boa sẽ cảm thấy có lỗi vì có vẻ như họ đã không làm tốt nhiệm vụ, một vài người còn cho đó là việc làm mất phẩm giá của chính họ. Khi không ai bận tâm về tiền bo, không khí sẽ trở nên thoải mái hơn rất nhiều. Bạn trả tiền cho đồ ăn của bạn, và người hầu bàn nhận được khoản lương đúng với những gì họ phải và đã làm. Vì vậy đừng sử dụng tiền bo tại Nhật Bản.
9. Không giữ cửa mở cho người khác
Người Nhật không có thói quen giữ cửa mở cho ai khác thậm chí ngay cả khi đi xe taxi bạn cũng phải tự mở cửa. Vì vậy một người Nhật cũng có thể vô cùng ngạc nhiên khi bạn giữ cửa mở cho họ.

Những Lễ hội Mùa Xuân tại Nhật Bản

Mùa xuân Nhật Bản bắt đầu từ những ngày đầu của tháng Ba (khi những cây mận đầu tiên ra hoa) cho đến những ngày cuối tháng Năm (khi những bông hoa anh đào cuối cùng rơi xuống ở phía bắc Nhật Bản). Đây được xem là khoảng thời gian thiên nhiên tái sinh và người dân làm lễ kỷ niệm trên khắp đất nước là thời gian để du lịch Nhật Bản tìm hiểu về nét văn hóa Nhật.
Khi mùa xuân đến báo hiệu các bông hoa được khoác trên mình bộ cánh cầu vồng tuyệt đẹp với nhiều màu sắc và hình dạng. Nhiều lễ hội hoa được tổ chức ở khắp nơi với sự phong phú và đa dạng của hoa trà, hoa diên vĩ, hoa sen và cây mù tạt....


Ảnh: Hoa anh đào Nhật Bản khoe sắc khi xuân về

Một số Lễ hội và Sự kiện diễn ra vào mùa Xuân trên đất nước Nhật Bản:

Ngày 1-14 tháng 3Nghi lễ Omizutori hay còn gọi là Lễ hội Lấy nước ở Chùa Todaiji, Nara. Một nghi thức long trọng được thực hiện trong ánh sáng bập bùng của ngọn đuốc đang bốc cháy vào đêm 12.
Ngày 3 tháng 3Lễ hội Hinamatsuri hay còn gọi Lễ hội Búp bê trên khắp cả nước. Lễ hội được tổ chức tại nhà để các bé gái trang trí và trưng bày búp bê đồ chơi.
Ngày 15 tháng 3Lễ hội Otaue của Đền Kasuga ở Nara biểu diễn điệu nhảy cổ điển 1.000 năm.
Giữa tháng 3 (15 ngày)Thi đấu Sumo lần 2 ở Osaka





Ảnh: Thi đấu võ Sumo
Ngày 1-30 tháng 4Miyako Odori hay còn gọi là Điệu nhảy mùa xuân ở Kyoto. Điệu múa Nhật Bản này được trình diễn bởi các vũ công là “Maiko”.
Ngày 8 tháng 4Lễ hội Hana hay còn gọi Lễ hội Hoa được tổ chức trong tất cả các ngôi chùa Phật giáo nhằm tuởng niệm ngày sinh của Phật Tổ.
Ngày 14-15 tháng 4Lễ hội Takayama của Đền Hie ở Takayama với những cổ xe rước được trang hoàng rực rỡ diễu hành qua các con phố.
Ngày 16-17 tháng 4Lễ hội Yayoi của Đền Futarasan ở Nikko nổi bật với những đền thờ di động được trang hoàng lộng lẫy.
Ngày 3-4 tháng 5Lễ hội Hakata Dontaku ở Fukuoka với cuộc diễu hành của các vị thần huyền thoại trên lưng ngựa.
Ngày 3-5 tháng 5Lễ hội Thả diều ở Hamamatsu. Đối thủ sẽ thả những con diều rất lớn và cố gắng cắt dây diều của đối thủ.
Ngày 5 tháng 5Ngày Thiếu nhi trên toàn quốc. Nổi tiếng với hàng loạt lồng đèn cá chép đủ màu sác phất phới trong gió.
Ngày 11 tháng 5: Đánh bắt cá bằng chim cốc trên Sông Nagara, Gifu (cho đến 15/10).
Ngày 15 tháng 5Lễ hội Aoi hay còn gọi là Lễ hội Hollyhock ở Kyoto nổi tiếng với đám rước lộng lẫy. 


Ảnh: Đám rước lộng lẫy trong Lễ hội Hollyhock ở Kyoto
Giữa tháng 5 (15 ngày)Thi đấu Sumo lần 3 ở Tokyo.
Giữa tháng 5Lễ hội Kanda của Đền Kanda Myojin ở Tokyo (được tổ chức vào các năm lẻ). Rất nhiều đền thờ di động Mikoshi tham gia cuộc diễu hành.
Ngày 17-18 tháng 5Lễ hội lớn của Đền Toshogu ở Nikko nổi bật với cuộc diễu hành đầy ngoạn mục của hơn 1.000 người đàn ông mặc áo giáp như các chiến binh.
Chủ nhật tuần thứ 3 của tháng 5Lễ hội Mifune trên sông Oi ở Kyoto đặc biệt với đoàn diễu hành thuyền cổ.
Thứ sáu, thứ bảy và Chủ nhật thứ 3 tháng 5Lễ hội Sanja Matsuri của Chùa Asakusa Kannon là cuộc diễu hành của 3 đền thờ di động lớn với hơn 100 đền nhỏ hơn.



Lễ hội Tanabata – Lễ hội Ngưu Lang Chức Nữ ở Nhật Bản là một trong những lễ hội lớn trong năm tại Nhật. Được tổ chức vào ngày 7/7 hàng năm, Tanabata cũng bắt nguồn từ truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ ở các nước Phương Đông.

Theo truyền thuyết Trung Hoa, trong ngày này, hai ngôi sao Ngưu Lang và Chức Nữ ở hai đầu của dải Ngân Hà sẽ được trùng phùng.



Truyện kể lại rằng, Ngọc Hoàng Thượng Đế có một người con gái được Người rất yêu chiều tên là Orihime (đại diện bởi sao Chức Nữ, ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Thiên Cầm) chuyên dệt lụa. Một ngày kia, khi nhìn thấy một gã chăn bò rất đẹp trai tên là Hikoboshi (đại diện bởi sao Ngưu Lang, ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Thiên Ưng) đi ngang qua, nàng đem lòng si mê gã điên cuồng. Cha nàng bèn gả nàng cho chàng trai chăn bò. Hai người quá say mê nhau nên suốt ngày chỉ rong chơi và chẳng chịu làm gì cả, người con gái bỏ quên cả khung cửi còn con bò của chàng trai thì lang thang khắp nơi ở trên trời.



Các vị thần rất bất bình và bắt phạt họ phải sống tận hai đầu của dòng sông Ngân. Mỗi năm một lần, họ chỉ được phép gặp nhau vào ngày bảy tháng bảy hàng năm, cho bầu trời trở nên quang đãng. Nếu trời mưa, thì có nghĩa là dòng sông trên bầu trời dâng nước quá cao và những con chim không thể cùng nhau bắc cầu cho chàng trai và cô gái gặp nhau được.




Vào Lễ hội Tanabata, thật đặc biệt người dân Nhật Bản trồng trước cổng những cành trúc hoặc tre tươi, trang trí bằng những dải giấy ngũ sắc hình chữ nhật và viết ước nguyện của mình trên đó, thành tâm cầu nguyện, mong nó sẽ trở thành sự thật. Sau khi lễ hội kết thúc cây tre và đồ trang trí thường được đưa lên thuyền trôi nổi trên mặt sông hoặc là đốt đi. Nhiều đôi lứa đang yêu cũng tới các đền thờ Thần đạo Shinto (Jinja) để cầu nguyện, mong tìm thấy ý trung nhân.




Ngoài ra, khi bạn đi du lịch Nhật Bản vào đúng dịp này bạn sẽ thấy các cô gái Nhật mặc áo Yukata đi chơi hội cùng bạn bè và đến thăm đền thờ thần Shinto. Những đôi lứa đến để cầu nguyện được bên nhau trọn đời, còn những người độc thân cũng đến để cầu mong tìm thấy trung nhân cho mình.




lễ hội ngưu lang chức nữ tại Nhật Bản

Đặc biệt hơn nữa là trên khắp các tuyến phố hay những con đường đến Đền thờ Shinto sẽ được chăng đèn hoa rực rỡ, trên những cành trúc tươi là những chùm giấy ngũ sắc được trang trí rực rỡ sắc màu, tạo thành những vòm cung sặc sỡ. Thật ý nghĩa đúng không nào.

Ở Việt Nam niếu phụ nữ mà làm món Sushi không ngon thì củng đừng trách cô ấy nhé có nguyên nhân cả từ lâu người Nhật Bản đã phát hiện ra điều này tại các nhà hàng Sushi khi đi du lịch Nhật Bản bạn rất ít khi thấy phụ nữ làm món sushi
1.Phụ nữ không được làm đầu bếp món sushi
Nguyên nhân là do tay phụ nữ thường rất ấm, làm hỏng hương vị của sushi.Chủ đề này được bàn luận nhiều trên các phương tiện truyền thông, nhưng thực tế thì người ta vẫn thấy rất ít phụ nữ làm món sushi ở các nhà hàng tại Nhật Bản.Món sushi vẫn được dành riêng cho các đầu bếp nam.


2.Không được ở trong một số khách sạn con nhộng
Lý do là vì khách sạn con nhộng hướng tới các doanh nhân nam chứ không phải đối tượng nữ.Ngày nay đã có một số khách sạn con nhộng cho phép du khách nữ thuê. Mặc dù vậy ít phụ nữ đến khách sạn kiểu này, vì phải đến 99/100 lần họ bị từ chối, sau này khi kinh tế nước Nhật Bản phát triển khi phụ nữ cũng chiếm một phần quan trọng trong các công ty lớn vì thế nhu cầu cần nghỉ nghơ nên luật cấm bị bãi bỏ


3.Không được phép bước vào võ đài thi đấu sumo
Lý do của việc cấm này là quan niệm phụ nữ làm vấy bẩn võ đài sumo.Luật cấm này đã có truyền thống qua nhiều thế kỷ và không ai muốn thay đổi vì không muốn xúc phạm tới tổ tiên.Mặc dù từ thế kỷ 18 đã có bộ môn sumo dành cho phụ nữ gọi là onnazumo nhưng các đấu vật nữ vẫn không được công nhận là võ sĩ chuyên nghiệp.


4.Không được trèo lên đỉnh Omine
Núi Omine ở quận Nara (còn được biết đến với tên gọi đỉnh Sanjo) là di sản thế giới được UNESCO công nhận.Ngọn núi thuộc danh mục những địa danh linh thiêng và hành trình hành hương dãy núi Kii.Tuy nhiên, phụ nữ không được phép lên đền Ominesanji trên đỉnh núi với lý do phụ nữ “gây phân tâm”.


Những Cảnh Đẹp Nhật Bản

Nhắc đến xứ sở hoa anh đào đất nước Nhật Bản không chỉ nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú, tinh tế mà còn thu hút bởi những vùng đất đẹp như “Chốn thiên đường”. Bạn đang có dự định du lịch Nhật Bản, đừng quên tới những nơi đây:

Đền Natadera

là đền nổi tiếng ở nhật nét cổ kính ở nơi đây  vào mùa dông khi tuyết phủ trắng rất đẹp

Chùa Chureito và núi Phú Sĩ

Ngôi chùa này là kỳ quan nổi tiếng nhất ở Nhật Bản với những tầng tháp mở rộng của sơn đỏ nhìn ra xa xăm là dãy núi Phú Sĩ, bạn sẽ cần phải leo khoảng 400 bước để lên đến đây nhưng công sức bỏ ra là hoàn toàn xứng đáng

Công viên hoa Hitachi

ở phía dông bắc thủ đô Tokyo là địa điểm tuyệt đẹp để bạn ghé qua vào bất cứ thời điểm nào trong năm tháng 4,5 sẽ có hoa babe blue eyes xanh ngọc ngà say đắm lòng người khi đi du lịch Nhật Bản nơi này không thể bỏ qua
Vào mùa thu vào khoảng tháng 10,11 bạn xẽ chứng kiến một trong những cảnh ấn tượng nhất trong cuộc đời mình khi nhiều lòa hoa cỏ cùng đỏi màu thay sắc lá ngoạn mục

Điện thờ Fusshimi Inari

Đây là một trong những ngôi điền đẹp và nổi tiếng nhất ở Kyoto nhưng nó lại thu hút du khách du lịch Nhật Bản  bởi  con đường mòn dẫn vào ngôi đền được tạo bằng nhiều khung cổng được sơn tạo nên cảnh tượng ấn tượng cho những ai đam mê chụp ảnh

Đường hầm hoa tử đằng



Nơi đây nổi tiếng với đường hầm phủ kín hoa tử đằng wisteria thần tiên kiến du khách khi đi du lịch japan đi bộ dưới tán hoa ngỡ như đang lạc vào thế giới cổ tích

Đường mòn Nakasendo




Đây là tuyến đường dành cho khách du lịch Tokyo muốn khám phá lịch sử và cuột sống vùng nông thôn Nhật Bản toàn bộ hành trình mất khoảng 10 ngày bạn có thể mua tuor bao gồm cả hướng dẫn đồ ăn và chổ ở





Hoa anh đào hay hoa cúc mới là quốc hoa của Nhật Bản?

Hiện nay vẫn có không ít những bình luận thắc mắc xoay quanh vấn đề "Hoa anh đào hay hoa cúc mới là quốc hoa của Nhật?"
Vậy!
Quốc hoa của đất nước mặt trời mọc là hoa gì? 
Như bạn đã biết!
Khi đi du lịch Nhật Bản  chúng ta xẽ thấy biểu tượng hoa cúc trên visa  của Nhật Bản vậy hoa anh đào 
Hoa anh đào được xem là biểu tượng, là quốc hồn của Nhật Bản và rất được người dân Nhật Bản cũng như thế giới yêu thích.


Hoa anh đào mọc trên khắp đất nước Nhật Bản
Tuy nhiên, trong Hoàng thất hay trên mặt pháp luật Nhật Bản thì hoa cúc mới thực sự là quốc hoa chính thức của Nhật Bản.
Nếu để ý bạn sẽ thấy trên Quốc huy Nhật Bản cũng có hình bông hoa cúc vẽ cách điệu với 16 cánh bằng nhau.

Để hiểu rõ hơn về văn hóa, truyền thống, con người Nhật Bản các bạn nên đọc qua bài viết khái quát đôi nét về quốc hiệu, quốc kỳ, quốc ca của Nhật Bản.
Quốc huy Nhật Bản với hình hoa cúc được vẽ cách điệu với 16 cánh
Vì sao hoa cúc lại được chọn là quốc hoa của Nhật Bản?
Hoa cúc được xem là biểu tượng cho sự đầy đặn, phúc hậu với bản chất tốt đẹp và sự trường thọ.
Trước đây tại Nhật Bản, hoa cúc chỉ được trồng trong cung đình và các ngôi nhà của giới quý tộc. 
Hiện nay, hoa cúc chính là biểu tượng quan trọng của Hoàng gia Nhật Bản. 
Ở Nhật Bản, hoa cúc xuất hiện khắp mọi nơi từ hoa văn trong những chiếc áo kimono, trong những ngôi đền cổ kính, trong các cuốn hộ chiếu hay thậm chí là ẩm thực cũng được lấy cảm hứng từ hoa cúc.


Ngai hoa cúc vàng của Nhật Hoàng Akihito
Hàng năm vào khoảng tháng 10, tháng 11 tại Nhật Bản thường xuyên tổ chức các lễ hộ triển lãm hoa cúc độc đáo thu hút sự quan tâm rất lớn của du khách trong và ngoài nước.
Chính vì những ý nghĩa to lớn trên mà hoa cúc được xem là quốc hoa của Nhật Bản, đại diện cho quốc hồn của đất nước mặt trời mọc.

Có thể bạn chưa biết?

Ngoài Hoa Cúc và Hoa Anh Đào mang ý nghĩa là quốc hoa, quốc hồn của đất nước Nhật Bản thì tại quốc gia này có tới 17 loại hoa khác mang nhiều ý nghĩa tinh tế đặc trưng của người Nhật.

Bạn có thể tìm hiểu cụ thể thông qua bài viết ý nghĩa của 17 loại hoa ở đất nước Nhật Bản để hiểu cụ thể.
Quốc hoa của 10 nước trong khu vực Đông Nam Á
1. Myanmar
Hoa dáng hương mắt chim được chọn là quốc hoa
Đây là loại hoa thơm, mọc thành từng chùm nhỏ màu vàng.
2. Indonesia
Đất nước vạn đảo có tới 3 quốc hoa bao gồm: hoa nhài, lan mặt trăng và hoa xác thối
3. Philippines
Hoa sampaguita (Nhài Ả Rập) được coi là biểu tượng của sự tinh khiết, khiêm nhường, giản dị và sức mạnh.
4. Brunei
Hoa Simpor có cánh lớn màu vàng tươi. Loài hoa này thường được tìm thấy dọc theo các con sông ở Brunei.
5. Thái Lan
Quốc hoa được chọn là hoa muồng hoàng yến
Những người dân Thái coi màu vàng của loài hoa này như là màu sắc của Phật giáo và sự vinh quang.
6. Campuchia 
Quốc hoa của Campuchia là hoa Rumdul
Là loại hoa có màu vàng nhạt, hình dáng tròn trĩnh. Hoa có hương thơm đặc biệt quyến rũ trong đêm tối.
7. Malaysia
Hoa dâm bụt được xem là quốc hoa của Malaysia
Loài hoa này được trồng trên khắp đất nước Malaysia. Tại Việt Nam hoa dâm bụt cũng được trồng khá nhiều.
8. Việt Nam
Chúng ta chính thức chọn hoa sen là quốc hoa.
Hoa sen tượng trưng cho sự thanh cao, bất khuất của con người Việt Nam.
Hình tượng hoa sen xuất hiện nhiều trong các công trình kiến trúc, thơ ca, tác phẩm văn học nghệ thuật trải dài trong nhiều thế kỷ của người Việt.
9. Singapore
Hoa lan "miss joaquim" là quốc hoa của đảo quốc sư tử
10. Lào
Hoa đại dok champa đại diện cho sự chân thành và niềm vui trong cuộc sống được lựa chọn là quốc hoa của Lào
Hoa dâm bụt được xem là quốc hoa của Malaysia
Loài hoa này được trồng trên khắp đất nước Malaysia. Tại Việt Nam hoa dâm bụt cũng được trồng khá nhiều.

Mùa Lễ Hội Tại Nhật 


Nhật Bản được biết đến không những về nền kinh tế phát triển vượt bậc, khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp hơn tranh, mà còn nổi tiếng với vô vàn những lễ hội văn hóa đa dạng, mới lạ. Và đặc biệt, tháng 5 được gọi là tháng lễ hội của xứ sở phù tang.Khi đi du lịch Nhật Bản hàng loạt các lễ hội thú vị nối đuôi nhau diễn ra trên khắp đất nước Nhật Bản.

Hội Togyu Taikai ( đấu bò )

Ngày 03 – 05 tháng 5 (và 27 tháng Tư) tại Đảo Tokunoshima, tỉnh Kagoshima tổ chức sự kiện đấu bò truyền thống, trong đó hai con bò đực chọi nhau xem chú bò nào khỏe hơn.




Hội Nagashino Kassen Nobori

Tổ chức ngày 05 tháng năm tại Shinshiro, tỉnh Aichi
Các lễ hội có một cuộc diễu hành với những người tham gia mặc trang phục samurai, biểu diễn trống taiko và biểu diễn sử dụng súng có ngòi nhằm tưởng nhớ trận đánh Nagashino 1575.


Lễ hội Aoi



Tổ chức ngày 15-5 tại Kyoto

Lễ hội của các đền thờ. Lễ hội 1.400 năm tuổi này là tái tạo lại những nghi lễ đầy màu sắc từ xưa để tỏ lòng tôn kính với những đền thờ. Đám rước trong lễ hội gồm các toa xe bò kéo,phụ nữ mặc áo choàng trang phục triều thần cổ xưa, và người đàn ông cầm ô che hoa trang trí, tất cả được trang trí với lá cây hoa thục quỳ


Lễ hội Sanja Matsuri – Tam thần


Tổ chức ngày 15-17 tháng 5 tại Tokyo
Lễ hội được tính là một trong những hội lớn nhất của Tokyo. Lễ daigyoretsu – Đoàn diễu hành lớn tới 1.000 người trong trang phục truyền thống đi theo giai điệu của âm nhạc lễ hội, đi theo nhịp điệu Binzasara-mai “Shinto dance – điệu múa thờ thần” và diễu hành kiệu thờ.


Lễ hội Johana Hikiyama




Tổ chức ngày 14 – 15 tháng 5 tại Johana, Toyama
Một cuộc diễu hành của sáu cỗ kiệu nổi chạm khắc và sơn mài cầu kỳ , mỗi kiệu là sản phẩm của một người thợ lành nghề. Cùng với đó có sự tham gia của đoàn nhạc sĩ tấu các giai điệu dân gian.



Lễ hội Kurofune Matsuri




Tổ chức ngày 16 – 18 tháng 5 tại Shimoda, Shizuoka
Nhiều sự kiện gồm cả theo truyền thống địa phương và quốc tế vì đây là một lễ hội đánh dấu sự xuất hiện của kurofune (tàu đen) do một người Mỹ – Matthew Perry tới Shimoda năm 1854 để yêu cầu các cảng Nhật Bản được mở cửa cho thương mại của Mỹ.


Hội Kawawatari ( vượt sông ) Jinkosai



Tổ chức ngày 17 – 18 tháng 5 tại Tagawa, Fukuoka
Lễ hội truyền thống ly kỳ trong đó có mười đội mang kiệu mikoshi đa dạng về trang trí tham gia vào cuộc đua, kết thúc bằng việc vượt qua sông Hikosan vào buổi chiều của cả hai ngày.



Hội Peiron


Diễn ra ngày 24 – 25 tháng 5 tại Aioi, Hyogo Prefecture
Lễ hội bến cảng với các đội chèo thuyền nam và phụ nữ tham gia đua thuyền. Ngoài ra còn có các cuộc diễu hành đường phố, nhảy múa và pháo hoa.


Hội Soga No Kasayaki




Ngày 28 Tháng 5 tại Đền Jyozen-ji, Odawara, tỉnh Kanagawa
Lễ hội gồm nhiều nghi lễ khác nhau và các điểm tham quan trong đó các đô vật sumo phân phát bánh gạo và tiền bạc, một nghi lễ đốt ô giấy cũ, diễu hành dành cho trẻ em, lễ diễu hành của các chiến binh và thi đấu vật sumo dành cho trẻ em.

Author Name

{facebook#https://facebook.com/} {twitter#https://twitter.com/} {google#https://google.com/} {pinterest#https://pinteres.com/} {youtube#https://youtube.com/} {instagram#https://instagram.com/}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.