Nhắc đến du lịch Nhật Bản ai cũng nghĩ đến sự phồn thịnh và quy tắc chúng ta còn phải học hỏi nhiều điều từ đất nước này, chắc hẳn những bạn đi làm việc hay
đi học tại đất nước này đều có thể thấy những điều đất nước chúng ta còn thiếu sót chỉ bằng những sinh hoạt hằng ngày.
Cúi nhưng không bao giờ thấp
Người Nhật luôn có thói quen cúi chào khách bằng cách gập nửa người. từ những người có chức quyền như chủ tịch hay giám đốc của tập đoàn lớn như ocecook đến
những người bán kem đều tiễn khách và chào tạm biệt khách tận xe cho đến khi khách đi khuất hẳn họ mới quay vào.
Ở xứ sở hoa anh đào này hình ảnh chào gập người như một nét văn hóa riêng biệt của Nhật Bản thể hiện sự lịch sự, tôn trọng người đối diện đồng thời cũng thấy được
địa vị của người đối diện.
Trên các chuyến bay của hãng hang không Japan Airline những tiếp viên ở đây luôn luôn nở nụ cười suốt 6 tiếng trong chuyến bay từ Tokyo đến V iệt Nam họ không
bao giờ nghỉ tay họ sẵn sang cúi và có thể quỳ xuống để sửa lại tư thế cho những hành khách tê mỏi chân, tay.
Họ niềm nở đáp ứng những yêu cầu của những khách hang khó tính nhất có lẽ khách hàng hài lòng không phải vì chất lượng của máy bay mà vì chất lượng phục vụ
của các nữ tiếp viên.
Họ thật sự đã thành công khi để lại nhiều ấn tượng đối với công dân các nước chỉ bởi nghệ thuật giao tiếp quá xuất sắc của họ.
VĂN HÓA NHẬT BẢN
T rung thực
Khi đến Nhật Bản bạn khó có thể đi taxi một quãng đường dài mà bạn sẽ được chở thẳng đến ga tàu điện và được những bác tài xế chỉ dẫn chi tiết và nói rằng đi tàu
điện cho rẻ.
Sự trung thực của người Nhật Bản thể hiện ở mọi nơi trên đất nước họ : Những shop mini bán rau quả, hàng lưu niệm… không người bán tại osaka. Tại Nhật Bản nhiều
vùng họ không có nông dân mà đa số đều đến văn phòng sau khi trở về nhà họ trồng trọt thêm và những thành phẩm họ trồng được thì sẽ được đóng gói và kèm theo
giá và một thùng tiền bên cạnh và được đặt ở vỉa hè mà không có ai trông. Người mua sẽ tự bỏ tiền vào thùng theo giá niêm yết trên sản phẩm và cuối ngày khi đi làm
về họ sẽ ghé qua và lấy thùng tiền đó.
Ngay cả những siêu thị lớn nhỏ ở Nhật Bản người tiêu dùng cũng không phải gửi túi xách, thu ngân cũng không đặt ở lối ra vào ở Nhật Bản luôn tự hào vì cụm từ ăn
cắp vặt đã hoàn toàn biến mất.
No noise- không ồn
Tại Nhật Bản nguyên tắc không được gây tiếng ồn được áp dụng một cách triệt để. Tất cả những con đường cao tốc đều được xây dựng hàng rào cách âm để không ảnh
hưởng đến những nhà dân ở xung quanh đó. Osaka đã đàu tư hơn 18 tỷ USD để xây dựng một hòn đảo nhân tạo làm sân bay trên biển có chiều rộng hơn 500ha chỉ để
người dân không bị tác động bởi tiếng ồn của sân bay .
Tại những cửa hang mua sắm không được cửa hang nào được bật nhạc to làm ảnh hưởng đến những cửa hang bên cạnh.
Trên những cánh đồng của Nhật Bản không bao giờ họ thu hoạch hết mà để lại 5 đến 10% cánh đồng cho động vật, chim thú tự nhiên.
Sự bình đẳng
Đất nước Nhật Bản luôn rèn luyện nhân phẩm, nhận thức con người từ những ngày đầu tiên, những “mầm non” luôn được trau chuốt một cách quy củ. Trẻ em ở đây
luôn đi bộ đến trường để không phân biệt giàu nghèo, còn xa nhà thì đều được xe của nhà trường đưa đón không có bất kỳ phụ huynh nào được đưa con em đến trường
bằng xe riêng.
Ngay cả việc từ quan chức đến những người quét rác đều mặc vét thể hiện không khoảng cách trong tình người của Nhật Bản.
Văn hóa xếp hàng như ăn sâu vào máu của mỗi người Nhật sẽ không có bất kỳ ai được ưu tiên, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày nào đó bạn thấy xấp hang sau
lưng mình là thủ tướng.
Nội trợ là một nghề nghiệp. Ở Nhật Bản phụ nữ ở nhà nội trợ hang tháng chính phủ sẽ tự trích từ lương của chồng đóng thuế cho vợ nên phụ nữ dù làm nội trợ ở nhà
nhưng vẫn được hưởng chế độ như người đi làm ở văn phòng. Và hơn nữa hang tháng lương của chồng sẽ được chuyển thẳng vào tài khoản vợ, có thể thấy được vai trò
của người phụ nữ trong gia đình Nhật Bản.
Đăng nhận xét