­

Latest Post

Những Cảnh Đẹp Nhật Bản

Nhắc đến xứ sở hoa anh đào đất nước Nhật Bản không chỉ nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú, tinh tế mà còn thu hút bởi những vùng đất đẹp như “Chốn thiên đường”. Bạn đang có dự định du lịch Nhật Bản, đừng quên tới những nơi đây:

Đền Natadera

là đền nổi tiếng ở nhật nét cổ kính ở nơi đây  vào mùa dông khi tuyết phủ trắng rất đẹp

Chùa Chureito và núi Phú Sĩ

Ngôi chùa này là kỳ quan nổi tiếng nhất ở Nhật Bản với những tầng tháp mở rộng của sơn đỏ nhìn ra xa xăm là dãy núi Phú Sĩ, bạn sẽ cần phải leo khoảng 400 bước để lên đến đây nhưng công sức bỏ ra là hoàn toàn xứng đáng

Công viên hoa Hitachi

ở phía dông bắc thủ đô Tokyo là địa điểm tuyệt đẹp để bạn ghé qua vào bất cứ thời điểm nào trong năm tháng 4,5 sẽ có hoa babe blue eyes xanh ngọc ngà say đắm lòng người khi đi du lịch Nhật Bản nơi này không thể bỏ qua
Vào mùa thu vào khoảng tháng 10,11 bạn xẽ chứng kiến một trong những cảnh ấn tượng nhất trong cuộc đời mình khi nhiều lòa hoa cỏ cùng đỏi màu thay sắc lá ngoạn mục

Điện thờ Fusshimi Inari

Đây là một trong những ngôi điền đẹp và nổi tiếng nhất ở Kyoto nhưng nó lại thu hút du khách du lịch Nhật Bản  bởi  con đường mòn dẫn vào ngôi đền được tạo bằng nhiều khung cổng được sơn tạo nên cảnh tượng ấn tượng cho những ai đam mê chụp ảnh

Đường hầm hoa tử đằng



Nơi đây nổi tiếng với đường hầm phủ kín hoa tử đằng wisteria thần tiên kiến du khách khi đi du lịch japan đi bộ dưới tán hoa ngỡ như đang lạc vào thế giới cổ tích

Đường mòn Nakasendo




Đây là tuyến đường dành cho khách du lịch Tokyo muốn khám phá lịch sử và cuột sống vùng nông thôn Nhật Bản toàn bộ hành trình mất khoảng 10 ngày bạn có thể mua tuor bao gồm cả hướng dẫn đồ ăn và chổ ở





Hoa anh đào hay hoa cúc mới là quốc hoa của Nhật Bản?

Hiện nay vẫn có không ít những bình luận thắc mắc xoay quanh vấn đề "Hoa anh đào hay hoa cúc mới là quốc hoa của Nhật?"
Vậy!
Quốc hoa của đất nước mặt trời mọc là hoa gì? 
Như bạn đã biết!
Khi đi du lịch Nhật Bản  chúng ta xẽ thấy biểu tượng hoa cúc trên visa  của Nhật Bản vậy hoa anh đào 
Hoa anh đào được xem là biểu tượng, là quốc hồn của Nhật Bản và rất được người dân Nhật Bản cũng như thế giới yêu thích.


Hoa anh đào mọc trên khắp đất nước Nhật Bản
Tuy nhiên, trong Hoàng thất hay trên mặt pháp luật Nhật Bản thì hoa cúc mới thực sự là quốc hoa chính thức của Nhật Bản.
Nếu để ý bạn sẽ thấy trên Quốc huy Nhật Bản cũng có hình bông hoa cúc vẽ cách điệu với 16 cánh bằng nhau.

Để hiểu rõ hơn về văn hóa, truyền thống, con người Nhật Bản các bạn nên đọc qua bài viết khái quát đôi nét về quốc hiệu, quốc kỳ, quốc ca của Nhật Bản.
Quốc huy Nhật Bản với hình hoa cúc được vẽ cách điệu với 16 cánh
Vì sao hoa cúc lại được chọn là quốc hoa của Nhật Bản?
Hoa cúc được xem là biểu tượng cho sự đầy đặn, phúc hậu với bản chất tốt đẹp và sự trường thọ.
Trước đây tại Nhật Bản, hoa cúc chỉ được trồng trong cung đình và các ngôi nhà của giới quý tộc. 
Hiện nay, hoa cúc chính là biểu tượng quan trọng của Hoàng gia Nhật Bản. 
Ở Nhật Bản, hoa cúc xuất hiện khắp mọi nơi từ hoa văn trong những chiếc áo kimono, trong những ngôi đền cổ kính, trong các cuốn hộ chiếu hay thậm chí là ẩm thực cũng được lấy cảm hứng từ hoa cúc.


Ngai hoa cúc vàng của Nhật Hoàng Akihito
Hàng năm vào khoảng tháng 10, tháng 11 tại Nhật Bản thường xuyên tổ chức các lễ hộ triển lãm hoa cúc độc đáo thu hút sự quan tâm rất lớn của du khách trong và ngoài nước.
Chính vì những ý nghĩa to lớn trên mà hoa cúc được xem là quốc hoa của Nhật Bản, đại diện cho quốc hồn của đất nước mặt trời mọc.

Có thể bạn chưa biết?

Ngoài Hoa Cúc và Hoa Anh Đào mang ý nghĩa là quốc hoa, quốc hồn của đất nước Nhật Bản thì tại quốc gia này có tới 17 loại hoa khác mang nhiều ý nghĩa tinh tế đặc trưng của người Nhật.

Bạn có thể tìm hiểu cụ thể thông qua bài viết ý nghĩa của 17 loại hoa ở đất nước Nhật Bản để hiểu cụ thể.
Quốc hoa của 10 nước trong khu vực Đông Nam Á
1. Myanmar
Hoa dáng hương mắt chim được chọn là quốc hoa
Đây là loại hoa thơm, mọc thành từng chùm nhỏ màu vàng.
2. Indonesia
Đất nước vạn đảo có tới 3 quốc hoa bao gồm: hoa nhài, lan mặt trăng và hoa xác thối
3. Philippines
Hoa sampaguita (Nhài Ả Rập) được coi là biểu tượng của sự tinh khiết, khiêm nhường, giản dị và sức mạnh.
4. Brunei
Hoa Simpor có cánh lớn màu vàng tươi. Loài hoa này thường được tìm thấy dọc theo các con sông ở Brunei.
5. Thái Lan
Quốc hoa được chọn là hoa muồng hoàng yến
Những người dân Thái coi màu vàng của loài hoa này như là màu sắc của Phật giáo và sự vinh quang.
6. Campuchia 
Quốc hoa của Campuchia là hoa Rumdul
Là loại hoa có màu vàng nhạt, hình dáng tròn trĩnh. Hoa có hương thơm đặc biệt quyến rũ trong đêm tối.
7. Malaysia
Hoa dâm bụt được xem là quốc hoa của Malaysia
Loài hoa này được trồng trên khắp đất nước Malaysia. Tại Việt Nam hoa dâm bụt cũng được trồng khá nhiều.
8. Việt Nam
Chúng ta chính thức chọn hoa sen là quốc hoa.
Hoa sen tượng trưng cho sự thanh cao, bất khuất của con người Việt Nam.
Hình tượng hoa sen xuất hiện nhiều trong các công trình kiến trúc, thơ ca, tác phẩm văn học nghệ thuật trải dài trong nhiều thế kỷ của người Việt.
9. Singapore
Hoa lan "miss joaquim" là quốc hoa của đảo quốc sư tử
10. Lào
Hoa đại dok champa đại diện cho sự chân thành và niềm vui trong cuộc sống được lựa chọn là quốc hoa của Lào
Hoa dâm bụt được xem là quốc hoa của Malaysia
Loài hoa này được trồng trên khắp đất nước Malaysia. Tại Việt Nam hoa dâm bụt cũng được trồng khá nhiều.

Mùa Lễ Hội Tại Nhật 


Nhật Bản được biết đến không những về nền kinh tế phát triển vượt bậc, khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp hơn tranh, mà còn nổi tiếng với vô vàn những lễ hội văn hóa đa dạng, mới lạ. Và đặc biệt, tháng 5 được gọi là tháng lễ hội của xứ sở phù tang.Khi đi du lịch Nhật Bản hàng loạt các lễ hội thú vị nối đuôi nhau diễn ra trên khắp đất nước Nhật Bản.

Hội Togyu Taikai ( đấu bò )

Ngày 03 – 05 tháng 5 (và 27 tháng Tư) tại Đảo Tokunoshima, tỉnh Kagoshima tổ chức sự kiện đấu bò truyền thống, trong đó hai con bò đực chọi nhau xem chú bò nào khỏe hơn.




Hội Nagashino Kassen Nobori

Tổ chức ngày 05 tháng năm tại Shinshiro, tỉnh Aichi
Các lễ hội có một cuộc diễu hành với những người tham gia mặc trang phục samurai, biểu diễn trống taiko và biểu diễn sử dụng súng có ngòi nhằm tưởng nhớ trận đánh Nagashino 1575.


Lễ hội Aoi



Tổ chức ngày 15-5 tại Kyoto

Lễ hội của các đền thờ. Lễ hội 1.400 năm tuổi này là tái tạo lại những nghi lễ đầy màu sắc từ xưa để tỏ lòng tôn kính với những đền thờ. Đám rước trong lễ hội gồm các toa xe bò kéo,phụ nữ mặc áo choàng trang phục triều thần cổ xưa, và người đàn ông cầm ô che hoa trang trí, tất cả được trang trí với lá cây hoa thục quỳ


Lễ hội Sanja Matsuri – Tam thần


Tổ chức ngày 15-17 tháng 5 tại Tokyo
Lễ hội được tính là một trong những hội lớn nhất của Tokyo. Lễ daigyoretsu – Đoàn diễu hành lớn tới 1.000 người trong trang phục truyền thống đi theo giai điệu của âm nhạc lễ hội, đi theo nhịp điệu Binzasara-mai “Shinto dance – điệu múa thờ thần” và diễu hành kiệu thờ.


Lễ hội Johana Hikiyama




Tổ chức ngày 14 – 15 tháng 5 tại Johana, Toyama
Một cuộc diễu hành của sáu cỗ kiệu nổi chạm khắc và sơn mài cầu kỳ , mỗi kiệu là sản phẩm của một người thợ lành nghề. Cùng với đó có sự tham gia của đoàn nhạc sĩ tấu các giai điệu dân gian.



Lễ hội Kurofune Matsuri




Tổ chức ngày 16 – 18 tháng 5 tại Shimoda, Shizuoka
Nhiều sự kiện gồm cả theo truyền thống địa phương và quốc tế vì đây là một lễ hội đánh dấu sự xuất hiện của kurofune (tàu đen) do một người Mỹ – Matthew Perry tới Shimoda năm 1854 để yêu cầu các cảng Nhật Bản được mở cửa cho thương mại của Mỹ.


Hội Kawawatari ( vượt sông ) Jinkosai



Tổ chức ngày 17 – 18 tháng 5 tại Tagawa, Fukuoka
Lễ hội truyền thống ly kỳ trong đó có mười đội mang kiệu mikoshi đa dạng về trang trí tham gia vào cuộc đua, kết thúc bằng việc vượt qua sông Hikosan vào buổi chiều của cả hai ngày.



Hội Peiron


Diễn ra ngày 24 – 25 tháng 5 tại Aioi, Hyogo Prefecture
Lễ hội bến cảng với các đội chèo thuyền nam và phụ nữ tham gia đua thuyền. Ngoài ra còn có các cuộc diễu hành đường phố, nhảy múa và pháo hoa.


Hội Soga No Kasayaki




Ngày 28 Tháng 5 tại Đền Jyozen-ji, Odawara, tỉnh Kanagawa
Lễ hội gồm nhiều nghi lễ khác nhau và các điểm tham quan trong đó các đô vật sumo phân phát bánh gạo và tiền bạc, một nghi lễ đốt ô giấy cũ, diễu hành dành cho trẻ em, lễ diễu hành của các chiến binh và thi đấu vật sumo dành cho trẻ em.

Author Name

{facebook#https://facebook.com/} {twitter#https://twitter.com/} {google#https://google.com/} {pinterest#https://pinteres.com/} {youtube#https://youtube.com/} {instagram#https://instagram.com/}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.